Lý thuyết


6. Nhập xuất dữ liệu

6.1. Xuất dữ liệu

Trong C sử dụng hàm printf để xuất dữ liệu, hiển thị thông báo ...

Cú pháp: printf(“chuỗi định dạng”, đối mục 1, đối mục 2...);

Trong đó:

Printf: tên hàm – phải viết bằng chữ thường.

Đối mục 1, ... là các mục dữ kiện cần in ra màn hình. Các đối mục này có thể là biến, hằng hoặc biểu thức phải tính được giá trị trước khi in ra.

Chuỗi định dạng: được đặt trong dấu nháy kép (“ ”) gồm có 3 dạng:

Các ký tự chuyển đổi dạng thức (chuỗi định dạng)

Ký tự Hiển thị Kiểu dữ liệu
%c Ký tự đơn char
%d, %ld Số nguyên có dấu int, short, long
%f, %lf Số thực float, double
%s Chuỗi ký tự char[ ], char*, string
%u Số nguyên không dấu unsigned int/ short/ long

Các ký tự điều khiển

Ký tự Điều khiển
\a Tiếng kêu bip
\b Lùi lại một bước
\n Nhảy xuống dòng
\r Nhảy về đầu dòng không xuống dòng
\t Canh cột tab
\\ In ra dấu \
\” In ra dấu “
\’ In ra dấu ‘

Lưu ý: trước khi sử dụng hàm printf để xuất dữ liệu thì ta phải khai báo tiền xử lý: #include <stdio.h> (standard input/output) – thư viện chứa các câu lệnh nhập, xuất dữ liệu.

Ví dụ

// khai báo thư viện sử dụng
#include <stdio.h>
#include <conio.h>
// chương trình chính
void main()
{
	int i = 5;
	// in ra màn hình
	printf("Xin chao ban!\\n");
	printf(("Gia tri cua bien i la: %d\\n",i);// có chứa kí tự định dạng và kí tự điều khiển
	printf("Nhan phim enter de thoat");
	_getch();
}

Kết quả xuất ra màn hình như sau:

Untitled

6.2. Nhập dữ liệu

Hàm scanf:

Cú pháp: scanf(“chuỗi định dạng”,các đối số);

Trong đó: